Bài 18 : Cơ quan nào giám sát việc công dân tố cáo cán bộ thi hành án?

Liên quan đến việc thi hành án căn nhà số 10 Kim Mã (nay là số 194 Kim Mã), sau khi ông Mai Công Ích, chủ căn nhà bị kê biên có đơn tố cáo ông Lê Quang Tiến – Cục trưởng Cục Thi hành án TP Hà Nội, Uỷ ban Tư pháp Quốc hội đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, giải quyết. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Vậy cơ quan nào có thẩm quyền giám sát việc công dân tố cáo cán bộ thi hành án?

Là người được thi hành án và đã mua tài sản dưới sự chứng kiến của chính cơ quan thi hành án và không có ý kiến phản đối từ những người được thi hành án khác, nhưng sau gần hai thập kỷ quản lý, sử dụng nhà đất đã mua hợp pháp này, ông Mai Công Ích bỗng nhiên nhận được văn bản của Cục THADS TP Hà Nội buộc ông phải giao lại nhà đất số 10 Kim Mã (nay là số 194 Kim Mã) để tổ chức lại việc thi hành án dù những người được thi hành án trong vụ việc này không hề có đơn yêu cầu.

Bài 18 :  Cơ quan nào giám sát việc công dân tố cáo cán bộ thi hành án?

Việc nộp tiền vào Chi cục Thi hành án quận Ba Đình của ông Ích còn nguyên biên lai đóng dấu đỏ từ năm 1999.

Quá bất ngờ trước những quyết định, hành vi của các cơ quan chức năng và cho rằng việc tổ chức thi hành án, bán đấu giá lại là trái với các quy định pháp luật, xâm phạm tới quyền lợi hợp pháp của gia đình mình, ngày 25/04/2016, ông Ích làm Đơn tố cáo những hành vi của ông Lê Quang Tiến – Cục trưởng Cục THADS TP Hà Nội và ông Phan Việt Bình – chấp hành viên Cục THADS TP Hà Nội gửi đến Thanh tra Bộ tư pháp, Tổng cục THADS Bộ tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhưng chưa nhận được kết luận giải quyết.

Ngày 19/10/2016, ông Ích tiếp tục làm Đơn tố cáo ông Phan Việt Bình về những hành vi vi phạm pháp luật của ông Bình tới Cục THADS TP Hà Nội. Đến ngày 15/4/2017, ông Ích tiếp tục có Đơn tố cáo ông Lê Quang Tiến và ông Phan Việt Bình đến Cục điều tra VKSDN tối cao và đến Bộ trưởng Bộ tư pháp. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chưa có bất cứ phản hồi nào trả lời Đơn tố cáo của ông Ích, dù thời gian giải quyết đã quá hạn rất lâu theo quy định của pháp luật.

Trao đổi về vấn đề này với PV Dân trí, Luật sư Nhâm Mạnh Hà (Công ty Luật TNHH Đông Hà Nội) cho rằng: Để quyền lợi hợp pháp của mình không bị xâm phạm, Ông Ích có quyền khiếu nại, tố cáo, phản ánh về những sai phạm của cơ quan thi hành án trong việc giải quyết khiếu nại của mình tới cơ quan có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan thi hành án đó là Viện kiểm sát theo quy định pháp luật, cụ thể như sau:

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Luật THADS thì Viện kiểm sát các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án.

Cụ thể hơn, trong việc kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự, tại Điều 159 Luật THADS quy định:

“ Điều 159. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự

Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu, kiến nghị đối với cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật.”.

Bài 18 :  Cơ quan nào giám sát việc công dân tố cáo cán bộ thi hành án?

Uỷ ban Tư pháp Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết tố cáo Cục trưởng Cục thi hành án Hà Nội của người dân.

Mặt khác, tại Điều 26 Quy chế ban hành kèm Quyết định số 810/QĐ-VKSTC ngày 20/12/2016 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính cũng quy định như sau:

“ Điều 26. Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án

1. Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 ; các Điều 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158 và 159 Luật THADS 2014 ; Điều 38 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ; Quy chế 51 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”.

Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân các cấp được quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án. Nội dung kiểm sát ở đây bao gồm cả việc kiểm sát về thời hạn, thủ tục, trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Xét trong vụ việc của gia đình ông Ích, Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án của Cục THADS TP Hà Nội bởi ông Ích đã có đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ông Lê Quang Tiến – Cục trưởng Cục THADS TP Hà Nội và ông Phan Việt Bình – chấp hành viên Cục THADS TP Hà Nội nhưng việc giải quyết tố cáo đã vi phạm nghiêm trọng quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo đó là:

Thứ nhất, Cục THADS TP Hà Nội và các cơ quan nhận đơn tố cáo đã vi phạm nguyên tắc tiếp nhận, giải quyết đơn tố cáo được quy định tại Điều 3, Điều 14 Thông tư số 07/2014/TT-TTCP. Điều này được thể hiện qua việc Cục THADS TP Hà Nội đã nhận được đơn tố cáo của ông Ích nhưng trốn tránh trách nhiệm, không xem xét, giải quyết Đơn tố cáo của ông Ích và Ông Ích cũng đã có đơn tố cáo gửi đến Tổng cục THADS Bộ Tư pháp nhưng cũng chưa được giải quyết.

Bài 18 :  Cơ quan nào giám sát việc công dân tố cáo cán bộ thi hành án?
Bài 18 :  Cơ quan nào giám sát việc công dân tố cáo cán bộ thi hành án?

Luật sư Nhâm Mạnh Hà cho rằng 2 quyết định thi hành án theo yêu cầu được Cục thi hành án TP Hà Nội ban hành sau 10 năm khi người dân đã nộp tiền vào cơ quan thi hành án, xây nhà và sinh sống ổn định là không có căn cứ.

Thứ hai, Cục THADS TP Hà Nội đã vi phạm quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo được quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-TTCP và Thông tư số 02/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp đó là quy định về thụ lý đơn tố cáo, xác minh nội dung tố cáo (người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thành lập đoàn xác minh nội dung tố cáo, đoàn xác minh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để xác minh nội dung tố cáo), báo cáo kết quả xác minh tố cáo… (từ Điều 15 đến Điều 24).

Thứ ba, Cục THADS TP Hà Nội đã vi phạm quy định về thời hạn giải quyết tố cáo:

Tại Điều 157 Luật THADS và Điều 21 Luật tố cáo năm 2011 đã quy định rõ thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày.

Trong vụ việc này, kể từ khi ông Ích có Đơn tố cáo (ngày 24/5/2016, ngày 19/10/2016 và ngày 15/4/2017) tới nay đã quá thời hạn giải quyết tố cáo đã lâu nhưng Cục THADS không giải quyết Đơn tố cáo của ông Ích là trái với quy định pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của gia đình ông Ích.

Bài 18 :  Cơ quan nào giám sát việc công dân tố cáo cán bộ thi hành án?

Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội.

Như vậy, với những sai phạm trên của Cục THADS TP Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn đối với việc kiểm sát việc giải quyết tố cáo của ông Ích, thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị đối với cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cấp dưới, cơ quan tổ chức và cá nhân có trách nhiệm để đảm bảo việc giải quyết khiếu nại tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật theo quy định. Trong phạm vi quyền, trách nhiệm của mình, ông Ích có quyền làm đơn từ để gửi tới Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội để tố cáo, khiếu nại, phản ánh về những sai phạm của chấp hành viên trong việc giải quyết tố cáo.

Thực tế, ngày 15/04/2017, ông Mai Công Ích đã làm Đơn tố cáo các hành vi vi phạm của ông Lê Quang Tiến, ông Phan Việt Bình tới Cục điều tra VKSNDTC và Bộ trưởng Bộ tư pháp. Các cơ quan này có quyền xem xét, chuyển đơn tới Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội để Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền kiểm sát đối với các nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền của mình. Thủ tục xử lý đối với đơn từ của ông Ích sẽ tuân theo quy định tại Quyết định số 810/QĐ-VKSTC ngày 20/12/2016 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Quyết định số 51/QĐ-VKSNDTC-V12 ngày 02 tháng 02 năm 2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.

Gần hai thập kỷ đi tìm công lý, gia đình ông Ích và dư luận đều đang hy vọng rằng, những cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, là cầu nối hữu hiệu giúp người dân trong hành trình đi tìm công lý.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Anh Thế

 


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply